top of page

TIN TỨC & SỰ KIỆN

Tìm kiếm

VietGAP là gì? Trà VietGAP và trà hữu cơ: Hướng đi mới cho ngành trà Việt

Trà Ngọc Thanh Sơn là một trong những doanh nghiệp tiên phong đưa nông nghiệp sạch vào áp dụng tại mô hình nuôi trồng của chúng tôi. VietGAP là một quy trình tiêu chuẩn đấy khắt khe, hãy cùng Trà Ngọc Thanh Sơn tìm hiểu xem VietGAP bao gồm những điều quy định gì nhé!

Để nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm từ trà, Ngọc Thanh Sơn đã sản xuất trà tập trung theo hướng an toàn, áp dụng quy trình VietGAP, sản xuất an toàn hữu cơ đạt chuẩn Organic cho ra các sản phẩm trà chất lượng cao, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng.



NỘI DUNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (VietGAP) CHO CHÈ BÚP TƯƠI


1. Đánh giá và lựa chọn vùng trồng chè

1.1. Vùng trồng chè áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước và địa phương đối với các mối nguy cơ về hóa học, sinh học và vật lý tại vùng sản xuất chè và vùng lân cận. Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.

1.2.Vùng trồng chè có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý mà không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP.

2. Giống và gốc ghép

2.1. Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng,được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.

2.2. Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất áp dụng, thời gian, tên người xử lý, mục đích xử lý. Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên vàđịa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có).

3. Quản lý đất và giá thể

3.1. Phải tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá các nguy cơ về hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón, chất phụ gia và các nguy cơ khác tiềm ẩn trong đất và giá thể, theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước, nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên chè.

3.2. Cần có biện pháp khắc phục các nguy cơ ô nhiễm, chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

3.3. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể. Tổ chức và cá nhân sản xuất phải được tư vấn của người có chuyên môn. Biện pháp xử lý này phải được ghi chépvà lưu trong hồ sơ.

3.4. Tổ chức và cá nhân sản xuất chè không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng trồng chè.Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch.

4. Phân bón và chất phụ gia

4.1. Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên chè do hóa chất và kim loại nặng gây ra; chỉ sử dụng các loại phân bón và hóa chất cótrong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.

4.2. Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (chưaủ hoại mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Nếukhông tự sản xuất, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.

4.3. Các dụng cụ dùng để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên.

4.4. Nơi tồn trữ phân bón hay khu vực để trang thiết bị, dụng cụ phục vụ phối trộn và đónggói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng nhằm giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.

4.5. Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ giakhi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua).

4.6. Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).

5. Nước tưới.

5.1. Chất lượng nước tưới cho sản xuất chè phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

5.2. Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun

thuốc bảo vệ thực vật và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

5.3. Trong trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước

khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ.

5.4. Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải trong sản xuất chè.

6. Bảo vệ thực vật và sử dụng hóa chất

6.1. Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về cách sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật an toàn phù hợp với phạm vi công việc của họ.

6.2. Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

6.3. Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng cho chè tại Việt Nam. Nếu cần lựa chọn thuốc phải có ý kiến của người có chuyên môn.

6.4. Phải sử dụng hóa chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm.

6.5. Thời gian cách ly từ khi phun lần cuối đến lúc thu hoạch phải đảm bảo theođúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa.

6.6. Thuốc bảo vệ thực vật dùng khônghết phải được xử lý, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.

6.7. Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm.

6.8. Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất chè vừa mới được phun thuốc.

6.9. Kho chứa hóa chất phải xây dựng ở nơi thoángmát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho.

6.10. Không để hóa chất dạng lỏng trên giá phíatrên các hóa chất dạng bột.

6.11. Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng, nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõđầy đủ tên hóa chất,hướng dẫnsử dụng như bao bì, thùng chứa gốc.

6.12. Các hóa chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng cần ghi rõtrongsổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nước

6.13. Ghi chép các hóa chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hóa chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian, liều lượng,phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng).

6.14. Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng và ngày sản xuất).

6.15. Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Phải cất giữ những bao bì, thùng chứa này ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nước.

6.16. Nếu phát hiện dư lượng hóa chất quá mức tối đa cho phép, phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm chè và xác định nguyên nhân ô nhiễm cũng như triển khai biện pháp ngăn chặn sự tái nhiễm, ghi chép rõ ràng trong hồ sơ lưu trữ.


6.17. Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác nên được lưu trữ riêng và sử dụng đảm bảo không gây ô nhiễm lên chè.

6.18. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chấtcó trong chè theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

7. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển

7.1. Thuhoạch và bảo quản chè búp tươi:

7.1.1. Thiết bị, dụng cụ thu hái chè (bằng tay hoặc máy) phải được làm từ vật liệu không gây ô nhiễm cho sản phẩm.

7.1.2. Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất.

7.1.3. Chè thu hái (bằng tay hoặcmáy) nên đựng trong giỏ hoặc sọt, không có mùi lạ.

7.1.4.Chè chứa trong sọt không được lèn chặt, tránh làm dập nát chè.

7.1.5. Chè tươi sau khi thu hái phải được đưangay về nơi sơ chế, chế biến.

7.1.6. Chè bảo quản tại chỗ chờ chế biến cần được bảo quảntrong nhà bảo quản và bằng phương tiện phù hợp.

7.1.7. Nhà bảo quản sản phẩm chè búp tươi phải được thiết kế đúng quy cách, xa các khu chứa hóa

chất, phân bón, khu chăn thả gia súc, gia cầm và phải có hệ thống xử lý nước thải, rác thải nhằm giảm thiểu nguycơ ô nhiễm cho sản phẩm.

7.2. Vận chuyển chè búp tươi:

7.2.1. Bao bìđựng chè không được đặt trực tiếp xuống đất để tránh nguy cơ gây ô nhiễm.

7.2.2. Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp bao bì chứa sản phẩm.

7.2.3. Không vận chuyển chèbúp tươi chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.

7.2.4. Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển.

8. Quản lý và xử lý chất thải

8.1.Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, bảo quản chè búp tươi.

9. Người lao động

9.1. An toàn lao động:

9.1.1. Những người mắc bệnh truyền nhiễm có khả năng gây nhiễm bẩn cho chè phải nghỉ việcđể

điều trị tới khi khỏi hẳn mới được tiếp tục làm việc.

9.1.2. Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức và kỹ năng về hóa

chất và phải có kỹ năng ghi chép.

9.1.3. Tổ chức và cá nhân phải có các trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa người lao động bị nhiễm hóa chất đến bệnh viện gần nhất để điều trị

9.1.4. Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và dán tại kho chứa hóa chất.

9.1.5. Người lao động được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận các vùng mới

phun thuốc phảiđược trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc.

9.1.6. Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo vệ thực vật.

9.2. Điều kiện làm việc:

9.2.1. Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý.

9.2.2. Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người laođộng. Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.

9.2.3. Các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng.

9.2.4. Phải có quy trình thaotác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng.

9.3. Vệ sinh cá nhân:

9.3.1. Người lao động cần được trang bị kiến thức cần thiết, được tập huấn về thực hành vệ sinh cá

nhân. Các khóa tập huấn phải được ghi trong hồ sơ.


9.3.2. Cung cấp cho người lao động tài liệu hướng dẫn về thực hành vệ sinh cá nhân và nội quy vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy.

9.3.3. Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh cho người lao động và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh.

9.3.4. Nhà vệ sinh phải được bố trí ở vị trí thuận lợi, cách ly với khu sản xuất và phù hợp với số lượng người cùng giới theo quy định hiện hành.

9.3.5. Nước thải vệ sinh phải được xử lý.

9.4. Phúc lợi xã hội của người lao động:

9.4.1. Tuổilao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

9.4.2. Khu nhàở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có nhữngthiết bị, dịch vụ cơ bản.

9.4.3. Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với pháp luật về lao động Việt Nam.

9.5. Đào tạo:

9.5.1. Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn.

9.5.2. Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:

-Phương pháp sử dụngcác trang thiết bị, dụng cụ.

-Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động.

-Sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân.

10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

10.1. Tổ chức và cá nhân sản xuất chè theo VietGAP phải ghi chépđầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về BVTV, phân bón, bán sản phẩm v.v...

10.2. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP, hàng năm phải tự kiểm tra hoặc thuê Kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đãđạt yêu cầu chưa. Nếu chưa thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ

10.3. Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất.

10.4. Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.

10.5. Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưutrữ.

10.6. Bao bì, túiđựng sản phẩm cần có nhãn mácđể giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

10.7. Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm.

10.8. Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người chếbiến hoặc kinh doanh.

10.9. Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện cácbiện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.

11. Kiểm tra nội bộ

11.1. Tổ chức và cá nhân sản xuất chè phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.

11.2. Việc kiểm tra phảiđượcthực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá. Sau khi kiểm tra xong, tổ chức,

cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá và bảng kiểm tra đột xuất và định kỳ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.

11.3. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng.

12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

12.1. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.

12.2. Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ

bottom of page